Xử lý nước cấp, làm mềm nước cho lò hơi là rất quan trọng, vì nguồn nước thường chứa hàm lượng Ca++ và Mg++ cao, khi đưa vào lò hơi sẽ ngày càng đậm đặc và kết tủa thành chất không tan, bám vào thành ống của lò hơi, làm giảm hiệu suất truyền nhiệt. Nếu đề lâu, sự tích tụ và lắng đọng này có thể dẫn đến các vết nứt trong lò hơi, làm giảm tuổi thọ của các thiết bị.

Cấu tạo hệ thống lọc làm mềm nước cho lò hơi.
Thiết bị làm mềm nước lò hơi do Okyo cung cấp được thiết kế theo phương pháp làm mềm nước nước bằng cách sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion để loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước. Cấu tạo của hệ thống gồm:
– Cột lọc: Thường được làm bằng vật liệu composite siêu bền, có khả năng chịu áp lực tốt, bên trong cột sẽ chứa các vật liệu lọc chuyên dụng. 
– Vật liệu làm mềm nước: Là các hạt lọc có khả năng trao đổi ion gốc Na+, với chức năng chính là loại bỏ các chất gây ra độ cứng trong nước như: Ca2+, Mg2+.
– Phin lọc: Chứa lõi lọc làm từ sợi Polypropylene. Thông thường sẽ là các lõi 5micron, có tác dụng ngăn chặn các tạp chất, cặn bẩn trong nước.
– Thùng đựng muối: Thùng đựng muối chuyên dụng thực hiện chức năng chứa và hoà tan muối hoàn nguyên.
– Muối hoàn nguyên: Muối tinh khiết công nghiệp có tác dụng tái sinh lại vật liệu lọc.
– Van điều khiển: Thực hiện chức năng chính là sục rửa hệ thống và tái sinh hạt nhựa trao đổi ion.
– Van hoạt động theo 5 quy trình cơ bản:

Bộ Autoval tự động trong hệ thống lọc xử lý nước cấp cho lò hơi

1. Quá trình lọc (Filter): Trao đổi ion trong nước để làm mềm nước cấp.
2. Quá trình rửa ngược (Back wash): Rửa ngược các hạt nhựa trao đổi ion để làm sạch, đồng thời loại bỏ cặn bẩn.
3. Quá trình tái sinh (Slow rinse/Brine): Rửa xuôi chậm và hút dung dịch muối hoà tan để tái sinh vật liệu.
4. Quá trình rửa nhanh (Fast rinse): Rửa sạch lại lần nữa vật liệu.
5. Quá trình trả nước về bồn muối tái sinh (Refill): Nước sạch sẽ được đưa về bồn muối tái sinh để hoà tan với dung dịch muối lần nữa giúp tiết kiệm nước khi pha dung dịch muối. Chu kỳ này được lặp lại, sau khi quá trình Refill kết thúc, Autoval tự chuyển sang quá trình Filter.
Những lưu ý về vận hành và bảo trì hệ thống lọc nước lò hơi
1.Kiểm tra hệ thống làm mềm nước lò hơi trong ngày: Trong quá trình vận hành, hệ thống làm mềm nước lò hơi hàng ngày cần kiểm tra các vấn đề sau: Lượng muối và vấn đề liên quan đến hút muối. Kiểm tra nhanh đô cứng bằng EBT, pH và TDS trước, sau làm mềm. Ghi chép, so sánh lượng nước đã lọc trên các đồng hồ. Kiểm tra bơm cấp nếu thấy có bất thường.

2. Kiểm tra hệ thống theo tháng: Trong quá trình vận hành hệ thống làm mềm nước hàng tháng, cần tiến hành kiểm tra các vấn đề sau:
-Vệ sinh đường hút muối, bồn muối
-Rò rỉ tại các van, điểm nối có vòng cao su lót bên trong, kiểm tra toàn bộ nếu bị nứt, xì, đường ống biến dạng do áp thay đổi đột ngột.
-Đối chiếu các chu kỳ vận hành so với cài đặt ban đầu.
-Kiểm tra áp vào/ra để xem có bị tắc nghẽn bên trong hay không.
-Kiểm tra bơm cấp các vấn đề về điện và ăn mòn.
-Xác định khả năng trao đổi hạt nhựa trong hệ thống làm mềm nước bằng các thống kê lại kết quả kiểm tra độ cứng và lượng muồi đã dùng hàng ngày so với lượng nước mềm đã lọc trong 1 tháng. Nếu tái sinh nhiều lần chưa đạt thì kiểm tra số lượng và chất lượng hạt nhựa rồi bổ sung thêm. Ngoài ra, có thể vệ sinh hạt nhựa bằng hoá chất Re – Cleaner hoặc thay mới nếu cần thiết.

Các sự cố thường gặp và cách khắc phục trong quá trình sử dụng hệ thống làm mềm nước cho lò hơi

 

Công Ty TNHH Công Nghệ Con Đường Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ