Trong thực tế cuộc sống ngày nay, nước nhiễm mặn đang dần xâm chiếm cuộc sống, ngược lại nguồn nước ngọt sạch từ các mạch nước ngầm, sông hồ đang ngày một vơi cạn. Kết hợp cùng biến đổi khí hậu gây ra hậu quả nặng nề về xâm nhập mặn, điển hình là thực trạng nước nhiễm mặn ngày càng nhiều tài các tỉnh Đồng bằng sông cửu long gây ra nhiều khó khăn cho người dân. Vậy bạn có biết nguyên nhân và cách xử lý nước nhiễm mặn là gì chưa, hãy cùng OKYO tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Nước nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn hay còn gọi là nước ngọt bị nhiễm mặn là nguồn nước có nồng độ muối hòa tan (chủ yếu là muối NaCl) không vượt quá 300 mg/lít (theo QCVN 01:2009/BYT). Tuy nhiên đối với nhu cầu sử dụng nước ngọt trong đất liền được bộ y tế quy định nồng độ ion muối hòa tan không vượt quá 250 mg/lít thay vì 200mg/lít. Do đó, trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày nếu bạn thầy độ mặn bất thường thì khả năng cao nguồn nước của bạn đã bị nhiễm mặn, cách nhận biết nước nhiễm mặn chính xác bạn có thể sử dụng một số thiết bị đo độ mặn có bán trên thị trường.
Quá trình xâm nhập mặn là quá trình nước biển xâm nhập vào sâu bên trong đất liền làm cho nguồn nước ở các kênh rạch, thậm chí là nước ngầm bị nhiễm mặn, lượng muối có trong nước tăng lên, làm cho nước có vị lơ lớ mặn hoặc một số nơi bị nhiễm mặn nặng nước sẽ có vị mặn. Hiện tượng này xảy ra khi triều cường hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt khi mua khô, việc xử lý nước nhiễm mặn là điều tất yếu nhằm đảm bảo sức khỏe, tài sản nông nghiệp của người dân.
Nguyên nhân nước nhiễm mặn là gì?
Việc xảy ra tình trạng nước nhiễm mặn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, 2 yếu tố lớn nhất gây ra vấn đề này là do yếu tố về con người và thiên nhiên, cụ thể như sau:
Nguyên nhân do con người
- Hoạt động tưới tiêu trong sản xuất không hợp lý, sử dụng nguồn nước trực tiếp từ khác sông, tươi trực tiếp lên cây trồng, lâu dần lượng khoáng có trong nước sẽ tích tụ lại ngày càng nhiều gây nhiễm mặn nguồn nước ngầm.
- Khai thác sử dụng quá mức nguồn nước ngầm, đặc biệt là nguồn nước ngầm gần biển, tạo điều kiện cho nước biển dễ dàng xâm nhập vào.
- Ảnh hưởng của các nơi thượng nguồn xây dựng các đập thủy điện, hệ thống trữ nước làm nguồn nước không chảy về hạ lưu, nơi có địa hình thấp, khi thủy triều dâng sẽ làm lượng lớn nước biển đổ mạnh vào sâu bên trong đất liền.
Nguyên nhân do thiên nhiên
- Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của Trái Đất, làm cho băng tan, nước biển dâng lên dễ dàng xâm nhập vào nguồn các hệ thống sông và hệ thống nước ngầm.
- Hiện tượng El Nino nắng hạn gia tăng, làm tăng cao quá trình bốc hơi nước của sông hồ, kênh rạch.
- Diễn biến thất thường của khí hậu đã làm cho lượng mưa không còn đáp ứng đủ để cung cấp cho nguồn nước và mạch nước ngầm.
- Có thể thấy, các nguyên nhân dẫn đến việc xâm nhập mặn gây ra tình trạng nước nhiễm mặn khá đa dạng, con người cũng khó có thể ngăn chặn trực tiếp hết các vấn đề này, chỉ có thể đưa ra các giải pháp kịp thời.
Thực trạng và ảnh hưởng của nguồn nước bị nhiễm mặn
Thực trạng nước nhiễm mặn ngày nay
Trên địa bàn các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch hiện trạng nước nhiễm mặn (hạn, mặn) đang xâm nhập sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng của người dân và hàng trăm vuông tôm cũng đang chịu ảnh hưởng.
Xâm nhập mặn ở miền Tây hiện nay (04/2024) đang ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, tỉnh Bến Tre được coi là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của nước nhiễm mặn sớm và nhiều nhất với mức lên đến 4 gram/lít, sâu và từ 40 đến 66km. Cho thấy tình trạng hạn mặn của nước ta hiện nay đang rất báo động, cần có cách xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả và nhanh chóng cho nguồn nước uống và sinh hoạt.
Ảnh hưởng của nguồn nước bị nhiễm mặn
Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn đang ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân tại nơi đây. Các ảnh hưởng có thể kể đến như:
Đối với đời sống sinh hoạt
- Sử dụng trực tiếp nguồn nước bị nhiễm mặn trực tiếp chứa các ion Na+, K+, Ca2+, Mg2+ lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tình trạng sỏi thận, suy gan giảm chức năng đề kháng…
- Nồng độ muối quá cao trong nước mà cơ thể sử dụng thường xuyên sẽ tích trữ lâu dần trong cơ thể dễ gây nên tình trạng tắc động mạch, teo nhỏ tế bào.
- Khi sử dụng tắm trực tiếp sẽ tạo cảm giác khó chịu trên da, lâu dần gây nên các bệnh về da như ghẻ lở, hắc lào…
- Sử dụng nước nhiễm mặn khi uống thuốc sẽ gây vô hiệu quả tác dụng của thuốc, đôi khi còn làm phản tác dụng.
- Ảnh hưởng đến vị giác trong các món ăn, làm giảm chất lượng hương vị trong các món ăn.
Đối với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
- Sử dụng nguồn nước nhiễm mặn cho tưới tiêu làm giảm năng suất cây trồng, chết một số loại hoa màu, gây thiệt hại lớn về kinh tế nông nghiệp.
- Ảnh hưởng mạnh đến chất lượng đất trồng trọt, gây suy thoái đất, buộc người dân phải thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Đường ống sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất dễ bị hỏng, rỉ sét, giảm tuổi thọ khi sử dụng vận chuyển nước mặn lâu dài.
- Một số khu công nghiệp sử dụng nước nhiễm mặn cho hoạt động sản xuất sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng bám cặn, giảm năng suất làm việc và độ bền, tuổi thọ của máy móc, đòi hỏi đầu tư thiết bị xử lý nước nhiễm mặn với công nghệ cao, công suất lớn gây ra nhiều chi phí.
Cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt
Cách xử lý bằng chưng cất
Cách xử lý nước nhiễm mặn bằng cách chưng cất là cách đun sôi nước bằng nhiều nguồn năng lượng khác nhau đến khi nước bốc hơi, lượng nước bốc hơi sẽ là nước ngọt tinh khiết và các icon muối sẽ được giữ lại thành lớp kết tủa.
- Ưu điểm
- Sản phẩm thu được là nước ngọt tinh khiết, có thể sử dụng uống trực tiếp.
- Thực hiện được với nhiều loại nước với các nồng độ ion muối khác nhau.
- Hạn chế
- Phương pháp xử lý nước nhiễm mặn bằng cách chưng cất sẽ gây tốn nhiều nhiên liệu đốt, chỉ phù hợp với sản xuất ở quy mô nhỏ, không thích hợp cho sử dụng công nghiệp.
Cách xử lý bằng trao đổi ion
Sử dụng cách xử lý nước nhiễm mặn bằng cách trao đổi ion tức là sử dụng bể lọc H-cationit và OH-anionit để khử độ mặn trong nước xuống giới hạn cho phép. Khi nước đi qua bể lọc H-cationit, quá trình cation được diễn ra nước bị nhiễm mặn kết hợp với ion H+ của hạt cationit và các ion của muối hòa tan (Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-,…) tạo thành các axit tương ứng theo các phương trình hóa học sau:
RH + NaCl → RNa + HCl
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑¬ + 2H2O
Khi nước đã được lọc ở bể H-cationit được dẫn tiếp qua bể OH-cationit thì các hạt anionit sẽ hấp thụ nước từ các anion của những axit mạnh như Cl-, (SO4)2-, (CO3)2- và nhả vào nước một số lượng tương ứng với anion OH-, còn các khi CO2 và SO2 được khử ra ngoài bằng cách làm thoáng.
- Ưu điểm
- Đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
- Hạn chế
- Chi phí thiết kế và xây dựng hệ thống khá cao
- Khó vận hành, đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao về hệ thống này.
Cách xử lý bằng công nghệ thẩm thấu ngược
Cách xử lý nước nhiễm mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược tức là sử dụng màng lọc RO để loại sạch các ion muối. Quá trình này sẽ tiến hành đẩy nước biển qua màng dưới áp suất cao, chỉ các phân tử nước mới có thể đi qua, giữ lại các tạp chất cũng như nồng độ muối có trong nguồn nước bị nhiễm mặn.
- Ưu điểm
- Lọc hiệu quả, nguồn nước thành phẩm có thể uống trực tiếp
- Là công nghệ xử lý nước nhiễm mặn hàng đầu, được nhiều người tin tưởng sử dụng
- Hạn chế
- Loại bỏ hoàn toàn các khoáng chất khác có lợi cho cơ thể
- Loại bỏ một lượng lớn nước thải khi lọc.
Tình trạng nước mặn xâm nhập diễn ra khá nhiều nơi tại Việt Nam, chính vì thế việc tìm kiếm khác phương pháp và công nghệ xử lý nước nhiễm mặn là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo một cuộc sống sinh hoạt, sản xuất được tối ưu nhất. OKYO hy vọng những thông tin bên trên đây sẽ có ích cho bạn cũng như tìm được một cách xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhất cho mình!
- Địa chỉ: 7A Tân Thới Nhất 8, P. Tân Thới Nhất, Q.12, TP HCM
- Số điện thoại:0917.911.159
- Email: contact@okyo.vn
- Website: https://okyo.vn/